HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT TIẾT KIỆM NƯỚC

Viết bởi nhà nông Thế giới vào
Trong kế hoạch chăm sóc, phát triển cây hồ tiêu của tỉnh Gia Lai, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước là một trong những giải pháp đạt hiệu quả cao nhất.

Tại thôn Ia Sâm, xã Ia Roang, Huyện Chư Pưh, anh Đặng Hùng Phong là người tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho diện tích 3ha vườn tiêu nhà mình, theo đánh giá của anh, hiệu  quả kinh tế tăng lên rõ ràng. Từ chỗ đạt bình quân 4 tấn/ha, nay đã tăng lên 6 tấn/ha và chất lượng vườn cây phát triển tốt. Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mới này, không những vườn tiêu cho năng suất cao mà còn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khác như lượng phân bón giảm được 40%, lượng nước tưới và công lao động cũng giảm được rất nhiều.

Một số ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt trên cây hồ tiêu được anh Phong nhận định như: không làm nén đất vì vậy vùng rễ cây tiêu luôn được tơi xốp và giúp tăng khả năng hô hấp của bộ rễ; nước tưới nhỏ giọt không chảy tràn lan trên bề mặt mà tập trung ngay tại bộ rễ nên tăng việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng rất cao. Theo đó, giảm sự phát triển của cỏ dại, ngăn chặn sự xói mòn của đất, cũng như việc duy trì độ ẩm và không khí trong vùng ướt của bộ rễ.

TÌM HIỂU THÊM VỀ HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT

Cũng như hộ anh Đặng Hùng Phong, hộ ông Doãn Văn Dũng ở đồi Pleime (huyện Chưprông) cũng có diện tích hồ tiêu gần 3 ha và ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đã cải thiện được chất lượng vườn tiêu đáng kể. Năng suất hồ tiêu tăng hơn 40% so với thời kỳ còn tưới theo phương pháp truyền thống (dùng vòi tưới dí vào gốc tiêu hay tưới tràn trên bề mặt). Đồng thời đạt được mục đích tưới nước, bón phân và tưới thuốc bảo vệ thực vật cùng một hệ thống, giảm thiểu chi phí trong một mùa vụ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có hơn 500 ha hồ tiêu chủ yếu ở các vùng trọng điểm Chư Sê, Chư Pưh và Chưprông ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và đều đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn rất ít so với tổng diện tích hồ tiêu hiện có hơn 7.000 ha.

Theo lãnh đạo của các huyện thuộc vùng trọng điểm tiêu, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống tưới nhỏ giọt còn cao so với mức thu nhập bình quân của những hộ trồng tiêu, nhất là đối với các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, bà con trồng tiêu cũng chưa thấy hết được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt so với phương pháp tưới truyền thống nên chưa mạnh dạn đầu tư để trang bị công nghệ. Do vậy, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; các cấp chính quyền địa phương cũng cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho bà con có trồng và phát triển cây hồ tiêu được dễ dàng tiếp cận và áp dụng rộng rãi loại hình công nghệ tưới nhỏ giọt này.

Mỗi phương pháp tưới khác nhau đều ảnh hưởng đến số quả đậu trên cây, trong đó tưới nhỏ giọt cho số quả trên cây cao nhất…

Bình Định có khoảng 1.700 ha xoài, trong đó 1.500 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 5.500 tấn. Do nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng nên SX xoài gặp khó khăn. Đối với giống xoài cát Hòa Lộc, trong giai đoạn nuôi dưỡng quả, nếu không tưới đủ ẩm, để cây bị khô, khi gặp mưa sẽ rụng trái và nứt quả. Sợ mất năng suất, nông dân cứ tưới vô tội vạ, tưới nhiều lần, lượng nước tưới nhiều hơn yêu cầu nên vừa gây lãng phí nguồn nước vừa tốn nhiều chi phí thuê nhân công tưới xoài. Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đã giúp người trồng xoài ở Bình Định vừa giải vấn nạn nước tưới vừa giúp xoài tăng năng suất bằng những phương pháp tưới nhỏ giọt. “Để đạt hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới nhỏ giọt đến năng suất của cây xoài trên đất Bình Định. Qua đó, xác định phương pháp tưới thích hợp nhất , vừa đảm bảo nhu cầu nước của cây, vừa tiết kiệm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm môi trường, lại cho năng suất cao”, ông Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ cho biết. Theo ông Cường, nghiên cứu này được làm thực nghiệm trên vườn xoài 16 năm tuổi với diện tích 4 ha (650 cây), trong giai đoạn cho trái ổn định của ông Nguyễn Ngọc (62 tuổi) ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh (Phù Cát). Có 3 cách tưới được áp dụng: Tưới theo mini pan (chảo bốc thoát hơi nước loại nhỏ), căn cứ lượng nước bốc hơi trên mini pan để xác định lịch trình tưới cho cây xoài; tưới theo phương thức truyền thống của nông dân, thấy xoài thiếu nước là tưới bổ sung, thông thường định kỳ 7 – 10 ngày tưới nhỏ giọt 1 lần với lượng nước 700 – 800 lít nước/cây và tưới nhỏ giọt, mỗi cây sử dụng 2 vòng dây tưới nhỏ giọt; vòng 1 đường kính 3,5 m, vòng 2 đường kính 4,5 m, diện tích tưới mỗi cây 19 m2. Sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt không bù áp, áp suất tưới tương đương đặt bồn chứa nước cao 2,5 – 3 m, lưu lượng tưới từ 0,6 -0,8 lít/giờ, khoảng cách giữa các đầu tưới nhỏ giọt 20 cm.

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Tag có liên quan