CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐA LƯỢNG VÀ TRUNG LƯỢNG CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG

Viết bởi Nông Thế Giới Nhà vào

Phân bón đa lượng là dinh dưỡng cần thiết nhất cho sự sinh trưởng và phát triển cơ bản của cây. Gồm có 3 thành phần chính là đạm (N), lân (P) và kali (K).

Phân bón trung lượng được yêu cầu với lượng vừa phải, đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng thứ hai của cây trồng mà khi có nó sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Gồm có 3 thành phần chính là: canxi (Ca), magiê (Mg) và lưu huỳnh (S).

ĐẠM (N)

Nitơ là nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loại cây trồng. Là thành phần của chất diệp lục nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Nitơ cũng là một trong những thành phần cơ bản để hình thành nên các axit amin, protein và các enzym.

Nitơ có trong tất cả các loại đất. Khi các vi sinh vật trong đất ăn tàn dư thực vật và chất hữu cơ có trong đất, chúng sẽ giải phóng nitơ vào đất. 

Khi lượng chất hữu cơ trong đất tăng lên thì hàm lượng nitơ trong đất cũng tăng theo. Vì vậy khi sử dụng đất tốt sẽ nâng cao độ phì nhiêu của đất. Các loại cây như cỏ linh lăng giúp tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách sử dụng nitơ trong không khí và cung cấp vào đất khi chúng bị phân hủy.

Triệu chứng khi cây thiếu đạm: Thường xuất hiện trên các lá già. Những lá này sẽ chuyển sang màu xanh lục hoặc vàng do thiếu diệp lục. 

Ở điều kiện khí hậu mát mẻ, đặc biệt là mùa xuân thường làm cho cây thiếu nitơ. 

Chú ý: 

Nếu cây con đang nảy mầm hoặc bón dư đạm sẽ dẫn đến tình trạng rễ yếu làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.

Các cây bị thiếu N có thể trở nên còi cọc hoặc có thể bị héo và chết (Thiệt hại này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng thiếu nước hoặc côn trùng cắn phá).

PHÂN LÂN (P)

Giống như N, P là một thành phần quan trọng của quá trình quang hợp và sự phát triển của các enzym và protein. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào tạo ra và vận chuyển đường và tinh bột.

Tùy vào từng loại đất mà có lượng P khác nhau. Tuy nhiên, đất thịt pha cát chứa hàm lượng P cao. 

Các triệu chứng thiếu lân:  

  • Xuất hiện trên lá già trước tiên. 
  • Lá có màu tím đỏ
  • Cây sinh trưởng chậm, còi cọc, chồi non kém phát triển
  • Sự thiếu hụt nghiêm trọng cũng có thể làm cho các ngọn lá bị chết.

Chú ý: Việc bón quá nhiều P dẫn đến lượng P cao, có thể xảy ra tình trạng thiếu kẽm và sắt.

KALI (K)

Kali là một thành phần dinh dưỡng quan trọng của cây trồng. Nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước của rễ và đóng một vai trò trong cả quá trình hô hấp và quang hợp. Hàm lượng đường và tinh bột của các loại cây trồng như khoai tây và cà chua có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng kali. Hầu hết các loại cây trồng đều yêu cầu lượng K và N bằng nhau.

Các triệu chứng của cây khi thiếu Kali

  • Xuất hiện trên lá già trước tiên
  • Lá úa vàng dọc theo mép lá

Ở cà chua, lượng kali thấp sẽ làm cho quả chín sẽ có màu vàng. 

Ở các loại rau ăn quả khác, sự thiếu hụt kali nghiêm trọng có thể dẫn đến quả bị dị dạng. 

Thiếu Kali có thể làm giảm thời gian bảo quản của nhiều loại rau.

Chú ý: 

Khi bón thừa K sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt Ca và Mg.

CANXI (Ca)

Canxi là một thành phần quan trọng của cây trồng 

Triệu chứng khi thiếu Canxi: 

  • Cánh hoa và nụ dễ bị rụng; trái bị nứt, thối.
  • Cây còi cọc, nhăn nheo
  • Lá non úa vàng, biến dạng
  • Chồi non ngừng sinh trưởng
  • Rễ sinh trưởng chậm, giảm khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng

 Sự thiếu hụt Canxi có thể dẫn đến một số bệnh trên một số cây trồng khác như: bệnh thối đầu hoa ở cà chua, bệnh xì mủ ở cần tây hoặc bệnh thối nhũn ở rau diếp và bắp cải.

Chú ý: 

Sử dụng đất tốt để đảm bảo sự phát triển của rễ nhằm thúc đẩy sự hút nước và chất dinh dưỡng

Tưới nước kịp thời, đúng lúc giúp ổn định lượng canxi cho cây trồng.

MAGIE (Mg)

Magiê là một phần thiết yếu của chất diệp lục. Nó cũng hỗ trợ hình thành đường, dầu và chất béo.

Các triệu chứng thiếu Magie:  

  • Xuất hiện trên lá già trước tiên
  • Thịt lá sẽ chuyển sang màu vàng, các gân lá vẫn còn màu xanh
  • Mép lá bị xoăn lại nếu thiếu nhiều Mg

Chú ý: 

Việc bón quá nhiều kali có thể gây ra sự thiếu hụt magiê. Tránh sử dụng lượng phân kali cao trên đất có tỉ lệ lượng magie thấp.

LƯU HUỲNH (S) 

Lưu huỳnh là thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết của cây trồng.

Lưu huỳnh tham gia vào quá trình cố định đạm ở cây họ đậu. Ngoài ra nó còn bổ sung hương vị, màu sắc và mùi, đặc biệt cho một số loại cây trồng: hành, tỏi và cải ngựa.

Triệu chứng khi thiếu lưu huỳnh: 

  • Sinh trưởng bị trì trệ
  • Toàn thân cây bị úa vàng, còi cọc
  • Gân lá chuyển vàng trong khi thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. 

Ở nhiều loại cây trồng, thiếu lưu huỳnh khá giống thiếu đạm, tuy nhiên triệu chứng xảy ra ở các lá non trước.

Chú ý: 

Sự thiếu hụt lưu huỳnh xảy ra trên: đất thô, nhiều cát, đất có độ pH thấp.

Cải thiện chất hữu cơ trong đất sẽ giúp tăng lượng lưu huỳnh trong đất.

Lược dịch từ omafra.gov.on.ca

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

  • Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 

Hotline: Mr. Tài (0917 921 956)

  • TP. Hồ Chí Minh: Lô Officetel L6-20, Tầng 20, Block Lucky, Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: Ms. Hàng (0949 237 733)

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Tag có liên quan