THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO DƯA LƯỚI

Viết bởi Thế Giới Nhà Nông vào

Dưa lưới là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hiện tại đã được phát triển, áp dụng trồng rộng rãi trên cả nước và đã tập trung thành các vùng trồng chuyên canh như Tây Ninh, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh (Củ Chi, Hóc Môn), Đồng Nai,…

Hiện nay, dưa lưới được trồng bằng hai phương pháp phổ biến: trực tiếp dưới đất và trong túi giá thể. Trồng trong túi giá thể là phương pháp được ứng dụng rộng rãi hơn vì có khả năng dễ dàng kiểm soát chính xác lượng nước tưới và dinh dưỡng trên từng cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để vườn dưa lưới đạt năng suất và chất lượng cao, yêu cầu thiết kế hệ thống tưới hiệu quả, chính xác và vận hành dễ dàng là yêu cầu cấp thiết. Trong phạm vi bài viết này, Finom sẽ cung cấp thông tin cho bạn về cách thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho dưa lưới trồng trong túi giá thể.

QUY CÁCH DƯA LƯỚI

Quy cách bố trí mật độ trồng tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác của chủ vườn hoặc đơn vị tư vấn giải pháp. Thông thường, có hai cách bố trí chính: hàng đôi và hàng đơn.

Đối với hàng đôi, chúng ta trồng một cây dưa lưới trong một túi giá thể với kích thước túi 17 x 33 cm và đặt vị trí túi trên hàng so le nhau, mật độ trồng khoảng 2800 – 3200 cây/1000 m2.

Đối với hàng đơn, chúng ta trồng một hoặc hai cây dưa lưới trong một túi giá thể với kích thước túi 20 x 40 cm, mật độ trồng trong khoảng 2400 – 2600 cây/1000 m2.

Chúng tôi lập bảng so sánh như sau:

Thông số

Hàng đôi

Hàng đơn

Số lượng cây/1000 m2

2800 – 3200 cây

2400 – 2600 cây

Kích thước túi giá thể

17 x 33 cm

20 x 40 cm

Mật độ trồng

Luống x Luống 2.0 mét

Luống x Luống 1.5 mét

Vườn dưa lưới trồng hàng đơn trong túi giá thể

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT CHO DƯA LƯỚI

Hệ thống tưới nhỏ giọt que cắm là phương pháp tưới phổ biến và hiệu quả nhất cho cây dưa lưới hiện nay. Đối với phương pháp này, nước và dinh dưỡng được dẫn từ bộ trung tâm điều khiển đến từng bộ rễ cây trồng trong túi giá thể thông qua hệ thống đường ống dẫn và phụ kiện: que cắm, đường ống dẫn LDPE và PVC/HDPE,…với lượng nước và dinh dưỡng được đảm bảo chính xác tại mỗi cây nhờ vào chất lượng đầu bù áp.

Thành phần chính bộ hệ thống tưới nhỏ giọt bao gồm:

Thành phần

Chức năng

I. BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM

Cân chỉnh nước, dinh dưỡng, điều khiển hoạt động tưới nước và dinh dưỡng cho cây dưa lưới.

Bảo vệ hệ thống tưới để đảm bảo không tắc nghẽn và hoạt động ổn định

1

Bơm 1.5HP, Pentax

2

Lọc đĩa phi 49mm, 20m3/h

3

Van xả khí phi 34mm

4

Đồng hồ đo áp

5

Phụ kiện lắp bộ điều khiển trung tâm

II. HỆ THỐNG TƯỚI

Dẫn nước và dinh dưỡng đến từng luống, từng túi giá thể, đảm bảo lượng nước và dinh dưỡng đồng đều và chính xác trên từng cây trồng

1

Ống tưới LDPE 16 mm, màu trắng

2

Khởi thủy, van nối

3

Bộ que cắm nhỏ giọt (đầu bù áp 4 lít hoặc 8 lít/giờ, dây dẫn, que cắm, đầu chia 2/5, que cắm)

III. ĐƯỜNG ỐNG UPVC

Đường ống dẫn nước và phân bón từ bộ điều khiển trung tâm đến từng lô tưới

1

Đường ống UPVC phi 42/49mm

2

Co, Tê, Van bi,…

Dự án nhà màng trồng dưa lưới do Finom tư vấn, thiết kế, thi công

Ngoài ra, để giảm chi phí nhân công, thời gian điều khiển và tăng độ chính xác hoạt động tưới nước và dinh dưỡng, chúng ta có thể lắp bộ điều khiển tưới hẹn giờ hoặc bộ châm dinh dưỡng tự động. Nhưng thông thường, giải pháp này phù hợp với các vườn có diện tích lớn và chia thành nhiều khu vực tưới vì chi phí đầu tư khá cao.

Yêu cầu thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Áp suất hoạt động hệ thống tưới đảm bảo: kỹ sư thiết kế phải tính toán áp suất hoạt động hệ thống chính xác, tránh hiện tượng áp suất không đủ gây ra tình trạng tưới không đồng đều trên các túi giá thể, hoặc áp suất quá cao gây lãng phí điện năng, chi phí đầu tư bơm vượt quá hiệu suất không cần thiết hoặc rỉ nước tại các đầu nhỏ giọt, tác động trực tiếp đến sinh lý cây trồng và năng suất mùa vụ.
  • Đầu bù áp hoạt động chính xác: một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự đồng đều về lượng nước tưới tại mỗi túi giá thể là chất lượng và độ chính xác tại đầu bù áp. Cách đơn giản và hiệu quả để kiểm tra đầu bù áp hoạt động ổn định hay không là bạn có thể lấy 3 cốc nước đặt tại 3 điểm ngẫu nhiên trong vườn, bật hệ thống tưới sau khoảng 30 phút và lấy 3 cốc nước so sánh mực nước. Đầu bù áp có chất lượng sẽ đảm bảo độ sai lệch mức nước giữa các cốc không quá 5%.
  • Bộ lọc: để đảm bảo việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt ổn định và lâu dài, không bị tắc nghẽn thì cần sử dụng bộ lọc có chất lượng lọc tốt. Chúng tôi khuyến cáo sử dụng bộ lọc đĩa có quy cách 120 mesh hoặc 150 micron để đảm bảo chất lượng lọc tốt nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả và ổn định hệ thống tưới nhỏ giọt, người sử dụng còn phải lưu ý đến việc sử dụng phân bón phù hợp. Tránh sử dụng những loại phân bón không hòa tan hoàn toàn hoặc sử dụng cùng lúc các loại phân bón không tương thích gây kết tủa, làm tắc nghẽn hệ thống tưới sau một thời gian sử dụng.

Việc thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bộ lọc, xả đường ống định kỳ cũng là yêu cầu bắt buộc để sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt lâu dài và hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Tag có liên quan