CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY TRỒNG

Viết bởi Nông Thế Giới Nhà vào

Chất lượng nước tưới là một vấn đề quan trọng đối với việc sản xuất cây trồng trong nhà kính. Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng nước tưới. Trong đó, quan trọng nhất là độ kiềm, độ pH và muối hòa tan. Ngoài ra, một số yếu tố khác chúng ta cần quan tâm như: Liệu nước cứng có thể làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu hay không. Để xác định điều này, nước phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sử dụng trong hệ thống tưới.

Chất lượng nước kém có thể là nguyên nhân dẫn đến cây trồng chậm phát triển, cây xấu, còi cọc và trong một số trường hợp có thể dẫn đến cây chết dần. Lượng muối có thể làm tổn thương rễ trực tiếp, cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng. Muối có thể tích tụ ở mép lá cây, gây cháy mép. Nước có độ kiềm cao có thể ảnh hưởng xấu đến độ pH của chất trồng, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.

Chất lượng nước cần được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo có thể sử dụng trong việc tưới tiêu nông nghiệp và giảm thiểu nguy cơ thải các chất ô nhiễm vào nước ngầm.

BỘ LỌC

Các chất rắn: cát, đất, lá cây, chất hữu cơ, tảo và cỏ dại… cần được loại bỏ khỏi nước để tránh làm tắc nghẽn đường ống, van, vòi phun và các thiết bị xử lý nước thải trong hệ thống tưới. 

Trước khi chọn một bộ lọc, chúng ta nên phân tích nước xem số lượng chất rắn cần được loại bỏ và các yếu tố môi trường,... Để xác định loại bộ lọc, ta nên xem xét tốc độ dòng chảy cần thiết để cung cấp cho hệ thống tưới tiêu và mức độ lọc cần thiết. Bộ lọc 200 mesh thường được khuyên dùng cho hệ thống tưới nhỏ giọt. Bộ lọc phải có kích thước sao cho tốc độ dòng chảy đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tưới.

Điều quan trọng cần phải chú ý đó là bảo trì, bảo dưỡng bộ lọc định kỳ. Việc lắp đồng hồ áp suất ở cả hai bên của bộ lọc sẽ cho biết khi nào nó bị tắc. Khi sự chênh lệch áp suất giữa hai đồng hồ đo vượt quá khoảng 10%, thì lúc này bộ lọc cần được làm sạch.

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều công ty thiết kế, thi công các hệ thống tưới. Trong đó, Công ty TNHH Finom là một công ty nổi bật về Thiết kế, thi công hệ thống tưới nông nghiệp & cảnh quan và hợp tác với nhiều công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực này.

pH VÀ ĐỘ KIỀM

Độ kiềm và độ pH là hai yếu tố quan trọng quyết định việc có sử dụng nước này tưới cho cây hay không. pH là thước đo nồng độ của các ion hydro (H+) trong nước hoặc các chất lỏng khác. Nói chung, nước tưới phải có độ pH từ 5.0 đến 7.0. Nước có độ pH dưới 7.0 được gọi là "có tính axit" và nước có độ pH trên 7.0 được gọi là "có tính bazơ"; pH 7.0 là "trung tính". 

Độ kiềm là thước đo khả năng trung hòa axit của nước. Thử nghiệm thường được biểu thị bằng "ppm canxi cacbonat (CaCO3 )". Phạm vi mong muốn đối với nước tưới là 0 đến 100 ppm canxi cacbonat. Mức độ từ 30 đến 60 ppm được coi là tối ưu cho hầu hết các loại cây.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với dinh dưỡng cây trồng

Trong hầu hết các trường hợp, việc tưới bằng nước có độ "pH cao" không gây ra vấn đề gì miễn là độ kiềm thấp. Nước có độ pH cao ít ảnh hưởng đến độ pH của môi trường trồng trọt vì khả năng trung hòa độ chua thấp. 

Đáng lo lắng nhất là nước có cả độ pH cao và độ kiềm cao được sử dụng để tưới tiêu. Tại vì, độ pH của chất trồng có xu hướng tăng đáng kể theo thời gian. Do đó, đây là điều đáng ngại trong việc giâm cành và ươm cây con. 

Những tác động có lợi đối với dinh dưỡng cây trồng

Nước có độ kiềm vừa phải (30-60 ppm) có thể là nguồn cung cấp Ca và Mg quan trọng cho những cây trồng trong nhà kính. Đa phần nhiều loại phân bón tan trong nước không cung cấp Ca và Mg. Nước có tính kiềm vừa phải có thể có lợi như một nguồn bổ sung Ca và Mg cho các loại cây trồng dễ bị thiếu Ca và Mg.

Điều chỉnh độ kiềm bằng axit

Chúng ta có thể thực hiện bằng các phương pháp như: tính lượng axit cần sử dụng trong quá trình tưới, đo "hiệu chuẩn" nước, trộn phân bón với axit,…

MUỐI HÒA TAN – EC

Các muối hòa tan trong nước được đo bằng độ dẫn điện (ECw) được biểu thị bằng mS/cm. Độ dẫn điện còn được gọi là độ mặn cụ thể.

EC (độ dẫn điện) đo mức độ mặn tự nhiên và độ mặn do dư lượng phân bón trong nước và đất gây ra. Các muối hòa tan dư thừa sẽ làm suy giảm chức năng của rễ, có thể dẫn đến giảm khả năng hấp thụ nước và thiếu hụt chất dinh dưỡng như: Canxi và Magie, Natri và Clorua, Kali và Phosphat, Sunfat, Amoni và Nitrat

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT CÂY TRỒNG

  • Kiểm tra chất lượng nước tưới tại phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị. 
  • Nước tái chế cần được cải tạo lại trước khi sử dụng để tưới tiêu vì có thể có các sinh vật gây bệnh, muối hòa tan và sự tồn dư của hóa chất hữu cơ.
  • Chất lượng nước cần được kiểm tra để đảm bảo cây có thể phát triển tốt hay không và giảm thiểu nguy cơ thải các chất ô nhiễm vào nước mặt hoặc nước ngầm.
  • Sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ chất rắn khỏi nước để ngăn chặn sự tắc nghẽn của đường ống, van, vòi phun và thiết bị tưới tiêu. 
  • Điều chỉnh độ pH của nước trước khi được sử dụng để trộn một số loại thuốc trừ sâu, chất bảo quản cây, hoa và chất điều hòa sinh trưởng.

Lượt dịch từ:

https://ag.umass.edu/greenhouse-floriculture/greenhouse-best-management-practices-bmp-manual/water-quality-for-crop

Hi vọng với những chia sẻ kiến thức của Finom có thể giúp bà con có thêm kiến thức để xử lý nguồn nước tưới. Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng (Hotline: 0917 921 956 - Mr. Tài)

TP. Hồ Chí Minh: Lô Officetel L6-20, Tầng 20, Block Lucky, Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM (Hotline: 0949 23 77 33 - Ms. Hàng)

Website: www.finom.vn

Email: info@finom.vn


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới