Các mô hình thủy canh thông dụng trên thế giới

Viết bởi Nhà Nông Thế Giới vào

Thủy canh (hydroponics) là phương pháp trồng cây hạn chế sử dụng đất hoặc trồng trong môi trường nước. Trồng cây thủy canh sử dụng dung dịch dinh dưỡng khoáng để nuôi dưỡng cây trồng thông qua nước, chứ không qua đất.

Điều tuyệt vời của phương pháp thủy canh là chúng ta trồng cây mà không bị phụ thuộc nhiều vào khí hậu, mùa vụ, và gần như có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Hệ thống thủy canh đơn giản, hiệu quả, kết hợp với ánh sáng nhân tạo giúp thỏa mãn sở thích trồng cây tại bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào.

TÌM HIỂU THÊM VỀ MÔ HÌNH THUỶ CANH PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Các mô hình thủy canh thông dụng

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khi nói đến thủy canh thì có thể bạn sẽ nghĩ đến hình thức thủy canh mà cây trồng có bộ rễ cắm trực tiếp vào nước mà không sử dụng giá thể hoặc rất ít giá thể. Tuy nhiên, đây chỉ là một vài kỹ thuật thủy canh được biết đến là kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) hoặc kỹ thuật dòng chảy sâu (DFT – Deep Flow Technique). Thực tế, có rất nhiều kỹ thuật thủy canh được nghiên cứu và phát triển trên thế giới trong nhiều năm qua.

Hệ thống sợi bấc (Wick system)

Được xem là kỹ thuật thủy canh đơn giản nhất. Từ bể chứa dung dịch dinh dưỡng bên dưới, dung dịch dinh dưỡng được thẩm thấu lên giá thể trồng thông qua các sợi bấc. Có thể sử dụng nhiều loại giá thể thủy canh khác nhau trong hệ thống này: đá núi lửa (perlite), xơ dừa hoặc mùn cưa,…

Thủy canh sợi bấc

Hệ thống ngập rút định kỳ (Ebb and flow system)

Theo thời gian định kỳ, dung dịch thủy canh (hay phân bón thủy canh) sẽ được bơm lên máng trồng và được giữ trong máng trong thời gian nhất định. Trong thời gian này, rễ cây hấp thụ dinh dưỡng xung quanh trước khi dung dịch được xả đi. Thông thường, chúng ta có thể kết nối máy bơm với một đồng hồ (timer) để tự động hóa hóa quy trình châm dinh dưỡng.

Hệ thống ngập rút định kỳ

Kỹ thuật dòng chảy sâu (DFT - Deep Flow Technique)

Trong hệ thống DFT, cây trồng được cố định trong một tấm máng xốp (loại phổ biến nhất) được thả nổi trên bề mặt máng chứa dung dịch dinh dưỡng, được hồi lưu nhờ độ nghiêng của máng và lực đẩy của bơm. Kỹ thuật này phù hợp đối với các loại cây trồng có bộ rễ cạn.

Thủy canh DFT

Hệ thống tưới nhỏ giọt (Drip System)

Đây là hệ thống thủy canh phổ biến nhất đang được sử dụng hiện nay. Cây trồng được trồng trong túi hoặc máng giá thể. Việc châm dinh dưỡng và tưới nước thông qua dây nhỏ giọt hoặc que cắm theo thời gian định sẵn. Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, chúng ta cũng có thể tự động hóa bằng cách kết nối máy bơm với timer và bộ châm dinh dưỡng pH và EC.

Hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây cà chua

Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique)

Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng cho phép cây trồng hấp thụ dinh dưỡng thông dòng dung dịch thủy canh chảy đều. Dung dịch thủy canh được bơm lên hệ thống ống thủy canh và hồi lưu về lại bồn chứa dinh dưỡng, điều này giúp tiết kiệm dinh dưỡng. Chúng ta có thể không sử dụng hoặc sử dụng giá thể khi sử dụng kỹ thuật này. Một số loại giá thể thông dụng hiện nay được sử dụng tại Việt Nam như xơ dừa, mút xốp (hay còn lại là miếng bọt biển)

Chúng ta có thể tự động hóa quy trình châm dinh dưỡng bằng bộ châm dinh dưỡng tự động EC và pH.

Trồng xà lách trên hệ thống NFT

Hệ thống khí canh (Aeroponics System)

Hệ thống khí canh được xem là một trong những kỹ thuật thủy canh khó áp dụng nhất, yêu cầu cao cả về thiết kế và kỹ thuật quản lý, chăm sóc. Trong hệ thống thủy canh, bộ rễ được thả tự do trong không khí và hấp thụ dinh dưỡng thủy canh thông qua hệ thống béc phun sương chỉ hoạt động trong vài giây và thời gian định kỳ tưới sau mỗi vài phút. Một điều rủi ro của hệ thống này là bộ rễ cây rất dễ bị khô thiếu nước chỉ sau một khoảng thời gian ngắn nếu hệ thống phun sược không hoạt động.

Mô hình khí canh

Hệ thống ngư canh (Aquaponic system)

Kỹ thuật ngư canh được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa nghề nuôi thủy sản (aquaculture) và thủy canh (hydroponic). Trong hệ thống này, cá và cây cùng được nuôi sống và phát triển trong một hệ thống tích hợp. Phân cá thải ra được chuyển hóa và xem như nguồn dinh dưỡng hữu cơ để cung cấp cho cây.

Một thành phần thứ 3 không thể thiếu trong hệ thống này là hệ vi sinh vật (hay vi khuẩn). Những vi khuẩn này chuyển hóa gốc Amonia (NH4) trong phân cá thành nitrit, và sau đó thành Nitrate. Nitrate là dạng đạm mà cây trồng có thể hấp thụ và sử dụng được.

Mô hình ngư canh

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới