Ưu điểm và nhược điểm của trồng rau thủy canh

Viết bởi Thế Giới Nhà Nông vào

Nhiều thập kỷ trước, các nhà sinh học đã quan sát thấy rằng cây trồng hấp thụ dinh dưỡng qua đất thông qua bộ rễ, và đất có chức năng giống như một nguyên liệu lưu trữ dinh dưỡng, hay có thể lại là một giá thể trung gian.

Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết: Nếu như nước cung cấp cho cây trồng đã chứa đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây và có thể sử dụng một loại nguyên liệu hoặc phương pháp khác để làm trung gian lưu trữ nước và dinh dưỡng thì phải chăng, đất sẽ trở nên không cần thiết?

Phát hiện thú vị này dấy lên sự chú ý của nhiều nhà sinh vật hoặc và các chuyên gia nông nghiệp vì điều này làm thay đổi hoàn toàn tư duy và phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống. Mối quan tâm này đặc biệt phát triển mạnh xuyên suốt thể kỷ XX và thu hút nhiều chuyên gia sinh vật học, nông học, các nhà nghiên cứu hay các công ty nông nghiệp tham gia nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các phát kiến mới về nông nghiệp không dùng đất (soilless agriculture), hay còn gọi là kỹ thuật thủy canh (hydroponics)

Vậy hệ thống thủy canh có những ưu điểm gì?

Năng suất cao

Nhờ đo lường và kiểm soát và tối ưu hóa gần như tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, oxy hòa tan, dinh dưỡng theo đúng nhu cầu của cây trồng giúp cho cây trồng phát triển nhanh và khỏe mạnh. Đồng thời, hệ thống thủy canh giúp tăng vụ nhờ rút ngắn thời gian từ khi thu hoạch đến khi trồng vụ mới so với trồng rau đất phải mất tối thiểu 15 – 30 ngày để cho đất nghỉ, khử trừng và bổ sung sinh dưỡng, vi sinh vật cho đất. Nhờ kết hợp những yếu tố này, kỹ thuật thủy canh giúp tối ưu hóa số vụ lên đến 12 – 17 vụ/năm so với 4 – 7 vụ/năm nếu trồng đất.

Trồng rau thủy canh mang lại năng suất cao từ 4 - 6 lần so với trồng đất

Giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu

Những cải tiến về kỹ thuật nông nghiệp hiện tại với sự phát triển của công nghệ nhà màng, nhà kính giúp giảm thiểu sâu bệnh đáng kể so với trồng đất nhờ quản lý tốt điều kiện vi khí hậu bên trong nhà màng, đồng thời ngăn chặn các nguồn vi sinh vật, sâu hại sinh sống trong đất. Ngoài ra, hệ thống thủy canh không sử dung thuốc cỏ trong quá trình canh tác như trồng trên đất.

Linh hoạt về thời gian và không gian trồng

Kỹ thuật thủy canh không cần sử dụng đất và tận dụng được không gian trồng nên bạn có thể linh động trồng thủy canh ở mọi địa điểm: khu vường nhà bạn, ban công, sân thượng,…. Ngoài ra, nếu kết hợp che chắn bằng nhà màng, nhà kính phù hợp, bạn có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm.

Thân thiện với môi trường

Thông thường, chúng ta có thể kiểm soát gần như hoàn toàn lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng trong hệ thống thủy canh nên sẽ không gây ô nhiễm môi trường như khi bón phân, thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống tầng nước ngầm, sông suối, ao hồ như khi chúng ta trồng cây ở đất.

Giảm thời gian chăm sóc và chi phí nhân công

Nhờ sự phát triển và ứng dụng của công nghệ tự động vào trồng trọt, kỹ thuật canh tác vào hệ thống thủy canh giúp giảm thiểu thời gian chăm sóc và chi phí nhân công, điều này giúp tăng lợi nhuận cho bạn.

Nhược điểm của hệ thống thủy canh

Yêu cầu đầu tư thời gian và công sức

Giống như bất cứ thứ gì có giá trị trong cuộc sống của bạn, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm và chăm chỉ là những yếu tố then chốt giúp bạn thành công. Đối với việc trồng cây trong đất, bạn có thể bỏ quên cây trồng và đi du lịch vài ngày, thậm chí vài tuần và cây trồng vẫn sinh trưởng, mặc dù không khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với thủy canh, bạn cần phải dành thời gian chăm sóc và theo dõi từng ngày. Và rau trồng bằng kỹ thuật thủy canh sẽ chết nhanh hơn trồng đất nếu bạn bỏ đói chúng.

Kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuât

Bạn có thể xem vài video clip trên mạng, đi xem vài mô hình thủy canh người khác đã làm và về tự độ chế, làm theo ý mình. Tuy nhiên, thủy canh phát triển dựa trên nền tảng kỹ thuật và kinh nghiệm nhiều năm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển và mới chỉ du nhập vào Việt Nam khoảng 4 năm trở lại đây. Đã có nhiều mô hình thành công và cũng không thiếu những ví dụ thất bại. Vậy hãy dành thời gian tìm hiểu, học hỏi người có kinh nghiệm, nghiên cứu sách báo, google hoặc tìm một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm. Và điều quan trọng nhất là, hãy tìm cho mình đúng chuyên gia và đúng đơn vị tư vấn hoặc nguồn tài liệu, kiến thức đúng. Nếu sai, bán sẽ trả giá rất nhiều đấy.

Tranh cãi liên quan đến độ an toàn của rau thủy canh

Rau hóa học, rau hóa chất,… là những cụm từ bạn sẽ thường xuyên nghe được khi bạn chào bán sản phẩm rau thủy canh của bạn, và cũng sẽ có rất nhiều người cổ súy cho rau hữu cơ. Nhưng trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nền nông nghiệp thế giới với 1.1% diện tích đất trồng trọt, tương đương khoảng 51 triệu ha (theo Báo cáo nông nghiệp hữu cơ toàn cầu năm 2017, FiBL). Và thậm chí, rau thủy canh cũng được trồng rất phổ biến ở các quốc gia phát triển và có tiêu chuẩn thực phẩm nghiêm ngặt như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Úc ,… cung cấp cho hàng trăm triêu người hàng năm. Vậy thì, rau thủy canh có đáng nguy hiểm như dư luận lâu nay vẫn tranh cãi?

Rủi ro nguồn nước và điện

Một yếu tố bạn buộc phải kiểm soát khi trồng thủy canh đó là nguồn nước. Trước khi trồng, hãy lấy mẫu nước của bạn và mang đến các trung tâm kiểm định có uy tín để kiểm tra. Và chắc rằng nguồn nước an toàn, không chứa những kim loại nặng: chì, thủy ngân,..hay các vi khuẩn có hại: E. Coli,…

Ngoài ra, luôn kiểm soát và có nguồn điện dự trữ, đặc biệt nếu bạn trồng quy mô sản xuất thương mại vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất nếu bạn mất điện dù chỉ 1 ngày.

Chi phí đầu tư ban đầu cao

Một điều không thể tranh cãi là chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống thủy canh khá cao nếu bạn trồng quy mô thương mại, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà màng, hệ thống thủy canh, bồn chứa nước, nguồn điện dự trữ,…

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới