NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TỰ PHA DUNG DỊCH THUỶ CANH TẠI NHÀ

Viết bởi Thế Giới Nhà Nông vào

Để giảm chi phí sản xuất, có nhiều người trồng rau thủy canh mua nguyên liệu phân bón và tự pha trộn ở nhà. Điểm tốt của phương pháp này là ta kiểm soát được hoàn toàn các thành phần dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh mà bà con cho cây của mình ăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít thách thức và khó khăn nếu không có đủ thông tin và phương pháp để chọn lựa nguyên liệu, pha trộn và sử dụng. Trong bài này, thegioinhanong.vn sẽ phân tích những điểm cần lưu ý khi bà con tự pha dung dịch thủy canh tại nhà, và tập trung vào cách pha trộn cho các loại rau ăn lá (xà lách, cải ngọt, xà lách xoong,…)

Dung dịch thủy canh

Dung dịch thủy canh là dung dịch đã pha trộn nhiều phân bón nguyên liệu khác nhau và chứa đầy đủ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phất triển của cây trồng, thông thường bao gồm 17 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản như: đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (Ca, Mg, S), vi lượng (Fe, Zn, B, Mo, Cu,…)

Dung dich thủy canh

  Lựa chọn nguyên liệu

  • Đảm bảo xuất xứ rõ ràng: Mỗi loại nguyên liệu, phân bón thường có xuất xứ khác nhau: nhập khẩu từ châu Âu, Israel, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,... Tôi thường sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ châu Âu, Israel hoặc là Ấn Độ vì những nguyên liệu này có chất lượng ổn định và độ chính xác cao. Ví dụ thành phần Kali (K) trong K2SO4 tối thiểu là 50% thì hàm lượng này luôn được đảm bảo ổn định. Nguyên nhân thứ 2 là tiêu chuẩn sản xuất của các quốc gia phát triển khá nghiêm ngặt nên yêu cầu hàm lượng các yếu tố hạn chế (chì, thủy ngân, e coli, salmonella,…) luôn ở mức an toàn. Đối với nguyên liệu xuất xứ Trung Quốc thì độ ổn định thấp hơn và rủi ro về các yếu tố hạn chế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Tất nhiên, không phải tất cả sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc đều xấu nhưng ông bà ta có câu "Tiền nào của nấy" mà.
     
  • Đối với Acid thì bà con có thể sử dụng H3PO3 hoặc HNO3 tùy theo nhu cầu của bà con. Riêng thegioinhanong hiện đang sử dụng HNO3 (Hàn Quốc) vì kiểm soát pH dung dịch tốt hơn.
     
  • Đảm bảo độ hòa tan trong nước tốt: Một yêu cầu khác là những loại nguyên liệu bà con lựa chọn phải hòa tan 100% trong nước, tránh sử dụng những loại phân bón không hòa tan hoàn toàn như phân lân nóng chảy, DAP, NPK dạng hạt,…
     
  • Đối với Sắt (Fe) thì nên sử dụng EDDHA Fe 6% thay vì EDTA Fe 13% vì độ ổn định trong pH rộng hơn. Nếu pH dung dịch trên 7.5 thì cây trồng không hấp thụ được sắt EDTA Fe 13%. EDDHA Fe 6% nhập khẩu từ Bỉ cho chất lượng tốt nhất nên được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

                                    Kali Sunphat (K2SO4) 

Pha dung dịch mẹ

  • Tính tương hợp các loại phân bón:
    Thông thường khi sử dụng tại nhà, chúng ta phải pha trộn thành 2 dung dịch phân bón độc lập nhau: A và B. Nguyên nhân chia thành 2 dung dịch độc lập vì có nhiều loại phân bón không dung hợp được với nhau hoặc có thể phản ứng hóa học với nhau và gây kết tủa. Ví dụ: phân Ca(NO3)2 (Canxi Nitrate) không pha trộn cùng với MgSO4 có thể tạo thành kết tủa CaSO4.
     
  • Chọn nguồn nước phù hợp:
    Bà con có thể sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau để hòa tan dung dịch thủy canh: Nước thủy cục, nước giếng,…nhưng hãy đảm bảo nguồn nước an toàn, không chứa nguyên tố độc hại và luôn kiểm tra pH và EC nước trước khi sử dụng. Thông thường EC nước khi chưa pha dung dịch dưới 0.5 là có thể sử dụng được, pH nước có thể điều chỉnh bằng acid hoặc bazo trong quá trình sử dụng.

     
  • Công thức pha dung dịch: Hiện tại có nhiều công thức pha dung dịch khác nhau. Bà con có thể tìm hiểu thêm trên internet và lựa chọn công thức phù hợp cho mình. Điều lưu ý là không có công thức nào tối ưu mà ta phải liên tục thử nghiệm cho đến khi đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, thông thường nếu bạn trồng quy mô lớn (trên 1000m2) thì đơn vị tư vấn thiết kế, thi công sẽ tư vấn công thức pha dung dịch thủy canh cho bà con. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, thegioinhanong luôn sẵn sàng phục vụ bà con nông dân.

    Dung dịch thủy canh

       Phân bón EDDHA Fe 6%

Sử dụng

  • Sau khi pha dung dịch mẹ thì bạn pha dung dịch trồng. Có 2 chỉ số quan trọng khi pha dung dịch trồng của mình, đó là EC và pH.
  • EC dung dịch: mỗi loại rau ăn lá thì có yêu cầu về EC dung dịch khác nhau, đối với xà lách thông thường thì thường yêu cầu EC từ 1.2 – 1.5, đối với rau cải (cải bẹ, cải ngọt, cải đắng) thì EC yêu cầu có thể lên đến 2.5 – 3.0
     
  • pH dung dịch: pH dung dịch sau khi sử dụng đạt trong khoảng 5.5 – 6.5 là điều kiện tối ưu. Nếu pH thấp thì bà con có thể sử dụng KOH có tính bazơ để tăng pH, nếu pH cao có thể sử dụng acid (mình thường sử dụng HNO3) để giảm pH.
     
  • Trong quá trình sử dụng, nếu bà con chưa có điều kiện lắp đặt bộ châm dinh dưỡng tự động và tự pha chế bằng tay thì ta phải kiểm tra dung dịch thường xuyên, thông thường tối thiểu 2 lần/ngày. Nếu EC dung dịch giảm thì bạn phải tiếp tục châm dung dịch mẹ để đạt được EC và pH cần thiết.
     
  • Trong trường hợp bà con sử dụng bồn dung dịch trồng lớn (trên 4000 lít) thì tối thiểu sau mỗi 2 tháng phải vệ sinh bồn và thay dung dịch mới, tránh tình trạng tiếp tục châm dung dịch mẹ vào và xài hết năm này sang năm khác. Điều này sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong bên dung dịch trồng của bà con và sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới