EC và TDS là gì?

Viết bởi Nhà Nông Thế Giới vào

EC và TDS là gì?

Để chuẩn đoán được cây trồng thiếu dinh dưỡng chỉ thông qua biểu hiện vật lý của cây là điều không dễ dàng, nên thông thường chúng ta thường kiểm soát hàm lượng, nồng độ dinh dưỡng thông qua chỉ số EC hoặc TDS. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn về hai khái niệm này nên bài viết này thegioinhanong.vn sẽ chỉ ra mối liên quan và khác biệt giữa hai chỉ số này.

EC là gì?

EC là chữ viết tắt của Electrical Conductivity, hay còn gọi là độ dẫn điện. EC đo lường khả năng dẫn điện của dung dịch. Nước cất không dẫn điện được vì không có chất điện ly, nên được sử dụng làm nguyên liệu cách điện.

Trong nước có nhiều phân tử muối hòa tan, tồn tại ở dạng: ion dương, hay cation và ion âm, hay anion. Sự tồn tại của muối trong dung dịch giúp dung dịch có khả năng dẫn điện. Vì thế, dung dịch càng chưa nhiều muối thì độ dẫn điện (EC) càng cao.

Nước muối là chất dẫn điện.

EC là chỉ số hoàn hảo giúp xác định tổng hàm lượng muối, nhưng lại không cho biết được thành phần ion trong nước. Ví dụ, bạn không thể biết được trong dung dịch có nhiều Kali (K+) hay nhiều muối ăn, chứa ion Na+. Ngoài ra, có nhiều nguyên tố được xem là phân bón lại không làm tăng thêm tính dẫn điện của dung dịch. Ví dụ, Urea là loại phân bón phổ biến và quan trọng, cung cấp đạm (N) cho cây trồng nhưng lại không ảnh hưởng gì đến chỉ số EC.

Nhà nông sử dụng bút đo EC để do EC của dung dịch dinh dưỡng. Đơn vị đo của EC là mS/cm (milisiemens/cm) hoặc μS/cm (microsiemens/cm). Quy đổi 1 mS/cm = 1,000 μS/cm

TDS là gì?

TDS là từ viết tắt của Total Dissolved Solids – Tổng chất rắn hòa tan. TDS là chỉ số đo lường tất cả hàm lượng chất rắn hữu cơ và vô cơ có chứa trong dung dịch tồn tại ở dạng phân tử, hạt dạng ion hoặc lơ lửng.

Có hai phương pháp chính để đo TDS là phương pháp đo theo trọng lượng và phương pháp đo theo tính dẫn điện. Đo theo trọng lượng là phương pháp đo chính xác nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Đồng thời, nếu phần lớn trong dung dịch là chất rắn ở dạng vô cơ thì phương pháp này sẽ đạt chính xác cao, còn chất rắn dạng vô cơ bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao.

Phương pháp đo theo tính dẫn điện của dung dịch liên quan đến nồng độ các chất rắn ion hòa tan trong dung dịch. Có thể sử dụng bút đo TDS để do chỉ số TDS của dung dịch, được biểu hiện qua đơn vị mg/l hay ppm (parts per million).

Mối liên quan giữa EC và TDS

Mối quan hệ giữa EC  và TDS có thể được thể hiện qua công thức sau:

TDS = ke x EC

Ke nằm trong khoảng từ 0.55 đến 0.8 và con số chính xác phụ thuộc vào từng loại muối khác nhau. Một số loại bút đo có tích hợp luôn hiển thị EC và TDS và tỷ lệ quy đổi thường từ 0.5  đến 0.7. Vì vậy thông thường, TDS ít được sử dụng phổ biến vì kết quả thường phụ thuộc vào chỉ số quy đổi nào được sử dụng. phụ thuộc vào nhà sản xuất và dòng sản phẩm.

Khi so sánh chỉ số ppm của bạn với nhà nông khác, hãy chắc rằng cả hai bạn đều sử dụng 1 tỷ lệ quy đổi hoặc một loại bút đo. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến kết quả đo EC, nhiệt độ càng cao thì kết quả hiển thị càng cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất bút đo EC/TDS ngày nay đã bổ sung tính năng bù trừ nhiệt độ vào thiết bị đo nên hay chắc rằng, bút đo của bạn có tính năng này nhé.

Một điều quan trọng để chỉ đố EC/TDS hiển thị chính xác là bạn phải định kỳ hiệu chỉnh (calibrate) bút đo của mình theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

TÌM HIỂU THÊM VỀ BÚT ĐO EC/ TDS TẠI ĐÂY

Bút đo EC/TDS/Nhiệt độ 

Nếu có thắc mắc trong quá trình thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Công ty TNHH Finom để nhận sự hỗ trợ. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FINOM

Văn phòng giao dịch:

Lâm Đồng: 24 Bạch Đằng, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng. 
Hotline: Mr. Tài, ĐT: 0917 921 956

Tòa nhà Richmond City, 207C Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: Ms. Hàng, ĐT: 0949 237 733

Website: www.finom.vn                            

Email: info@finom.vn

ĐT: 0263 730 58 68

Các bài viết liên quan:


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới